Người Lớn Nhất Trong Nước Trời

Người Lớn Nhất Trong Nước Trời
"Vậy ai tự hạ, coi mình như em nhỏ này, người ấy sẽ là người lớn nhất Nước Trời" (MT 18,4)

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

MẬT THƯ THÁNH KINH

Mật Thư đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong các trò chơi lớn hay hành trình sa mạc, đối với PT/TNTT thì Mật Thư Thánh Kinh là một trong các yếu tố xây dựng nên bầu khí Thánh Kinh trong các Sa Mạc Huấn Luyện.
 ‘MẬT THƯ THÁNH KINH’
TRONG PHONG TRÀO
THIẾU NHI THÁNH THỂ
 
I.ĐÔI LỜI TỰ SỰ
Mình không phải chuyên gia Thánh Kinh cũng như chẳng hề có một chuyên môn trường lớp gì về Mật thư, tuy nhiên vẫn mạo muội viết đôi điều về lĩnh vực này, chỉ trong khả năng hạn hẹp mang tính cá nhân là một Huynh Trưởng trong Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể, để chia sẻ với những Anh Chị Huynh Trưởng nào có những ưu tư trăn trở như mình về Mật thư trong Hành trình Sa mạc nói riêng, và nhất là về ‘Mật thư Thánh Kinh’ đối với Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam nói chung.
Mình thích chơi trò Mật thư từ những ngày còn bé thơ, trước 1975, lúc còn đeo khăn quàng màu mạ non, chạy lon ton theo các anh chị đeo khăn màu biển, màu nghệ và thậm chí màu lửa… để lục lạo từng bụi rậm, từng lá cỏ, từng đống rác, có khi trèo lên cây để tìm cái mảnh giấy, mảnh vải bé xíu mà ai cũng quý như vàng… rồi sau đó cả đám chụm đầu vào ‘giải’ một cách rất bí hiểm những con số con chữ mà mình lúc đó chẳng hiểu gì hết, để rồi sau đó ít lâu cả bọn gào lên thật to một mệnh lệnh nào đó và cắm đầu cắm cổ chạy như bay đến mục tiêu mà chẳng cần hàng lối đội ngũ gì cả với một niềm phấn khích cực độ!... Vui lắm! Những cảm giác đó vẫn chưa hề phai lạt bao nhiêu trong con người mình, cho dù ngày tháng cứ lững thững trôi, thấm thoát đã hơn 35 năm.
Lớn hơn một chút, với tình hình đất nước, trò vui được gọi là ‘trò chơi lớn’ này mình không còn được tham dự nhiều với chiếc khăn quàng trên vai nữa, chỉ còn tham gia giải một vài mật thư trong Chi hội Chữ thập đỏ của Xã như là những bài tập về nhà, sau khi được học một vài tiếng đồng hồ về mật thư để chuẩn bị đi dự thi Hội trại Chữ thập đỏ cấp Huyện.
Sau đó, mình chịu trách nhiệm chỉ dạy lại những gì mình biết về mật thư cho các thành viên mới trong Chi hội. Thế là mình phải lục lạo tìm tòi từ sách; tất cả các quyển sách cũ hoặc mới nói về mật thư mình đều đọc nghiến ngấu và ghi chép thật cẩn thận. Nhưng rồi sau vài lần dọn nhà đi nơi khác, những tài liệu viết tay của mình hầu như… mất tiêu hết trơn.
Lớn hơn chút nữa, khi đi dạy Giáo Lý cho các em thiếu nhi, mình cũng bày trò mật thư, dạy cho các em những mật thư đơn giản, rồi soạn mật thư cho các em giải, khi giải ra được thì bạch văn chính là nội dung chính yếu và cô đọng ngắn gọn nhất của chính bài Giáo Lý ngày hôm đó. Nhưng công việc này làm mình mất khá nhiều thời gian cho bài soạn Giáo Lý, chưa kể thỉnh thoảng mình còn làm mật thư sai vài chữ… Nhưng bù lại thì các em rất phấn khích. (Cái phấn khích này ngày xưa mình đâu có được hưởng nếm trọn vẹn, vì mình đâu có được tham gia giải mật thư đâu, các anh chị đâu cho mình giải, mà mình có biết gì đâu mà giải chứ!)…
Hiện nay, mình rất tin vào kinh nghiệm cá nhân của mình về điều này: Ngày xưa mình bị trò chơi này lôi cuốn như thế nào, thì ngày nay các em thiếu nhi cũng bị trò chơi này lôi cuốn như vậy đấy! Đơn giản là vì: Tuổi thiếu nhi là lứa tuổi ưa tìm tòi, tìm hiểu và khám phá. Trong khi đó trò chơi mật thư này đáp ứng được toàn vẹn nhu cầu chính đáng của các em, giúp các em tha hồ động não, tìm tòi và khám phá… mà lại không hề tốn kém, nên chắc chắn đã lôi cuốn và sẽ còn rất lôi cuốn các em, nhất là khi trò chơi này được áp dụng và lồng ghép vào trong môi trường giáo dục, thì chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả giáo dục rất cao.
Chính vì ý thức điều đó, mà với Ơn Gọi và Sứ mạng là một Huynh Trưởng trong Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, nên mình ngồi đây viết những dòng này, hy vọng tìm được sự đồng cảm, góp chút gì vào trong sứ vụ giáo dục của bản thân, của Phong trào và của Giáo Hội…
II. SƠ LƯỢC HIỆN TRẠNG
Thời gian gần đây, trò chơi mật thư (ra mật thư và giải mật thư) trên internet xuất hiện khá nhiều. Có vài nhân vật trên đó mình không biết là ai nhưng mình thuộc lòng nick name của họ, bởi vì họ được xưng tụng (và tự xưng cũng có) là sư phụ giải mật thư, bậc thầy mật thư, đại gia mật thư, cao thủ mật thư… Những người này đại đa số là sinh viên đại học tổng hợp.
Mình công nhận là phải ‘bái phục’ các mật thư họ đã ra, và cũng như phải ‘nể nang’ cách giải mới lạ của những người này. Tuy nhiên hầu như đa số các mật thư này không làm cho mình phải tâm phục khẩu phục chút nào, cả về chìa khóa giải mật thư, cách suy luận logic để giải mật thư cũng như ngay cả nội dung mật thư (bạch văn). Khi mình click vào những mật thư được ghi là ‘cực khó’, phải mất khá nhiều thời gian mới giải xong và giải đúng, nhưng khi giải xong thì lại toát mồ hôi và thậm chí rớt nước mắt vì tức giận! Mình xin đơn cử cả 3 thí dụ…
1. (Chìa khóa) mật thư phản cảm:
Mình gặp mật thư thế này: Sau bản tin tràng giang đại hải thì chìa khóa lại ghi một từ ngữ theo mình là khá phản cảm, là từ ‘chó đái’! Dĩ nhiên khi quan sát con chó (đực) đái người ta thấy nó nhấc 1 chân lên, chỉ còn 3 chân chạm đất. Theo đó, trong mật thư, cứ chia ra thành từng cụm 4 mẫu tự (hoặc 4 từ) và bỏ 1 lấy 3, hoặc ngược lại bỏ 3 lấy 1. Nhưng mình vẫn cảm thấy khó chịu khi gặp những phản cảm này trong một trò chơi mà mình và các em đều rất hứng thú…
Nhưng buồn cười một điều là mình cũng đã gặp nó trong một sa mạc huấn luyện Dự Trưởng của một Giáo Xứ nọ.
2. (Chìa khóa) mật thư phản cảm, không hợp logic:
Cũng vậy, sau bản tin toàn những chữ cái, chìa khóa ghi là ‘Bà già bắn máy bay, chẳng may đứt giây quần’! Vẫn biết rằng, khi nhìn vào bản tin, người ta có thể đoán được đây là mật thư thay thế, thay mẫu tự này bằng một mẫu tự khác… và sau vài ngày mò mẫm, mình có thể giải ra được mật thư, nhưng không thể hiểu được nó liên quan thế nào đến chìa khóa với vỏn vẹn 10 chữ trên kia.
Khó khăn lắm và rất lâu sau đó mới được chủ nhân của mật thư giải thích như sau: ‘Bà già’ là chữ Q (ai chơi đánh bài mới biết?!), còn đứt ‘giây’ quần thì: tiếng Anh nói giây là ‘second’, (1 phần 60 của phút), viết tắt là S. Vậy Q=S tức là mật thư thay chữ Q bằng chữ S!
Hoặc một mật thư khác chi chít những con số, với chìa khóa là ‘Chó giái’. Chủ nhân mật thư cho rằng ‘chó giái’ còn gọi là ‘chó tháng 7’, nên chữ C được thay bằng số 7!
Trời ơi, hú hồn!
Chẳng những hú hồn mà mất hồn luôn nữa.
Nhưng chưa đáng để chúng ta phải bực bội bao nhiêu đâu, so với loại thứ 3 mà mình sắp kể ra đây!
3. Mật thư thiếu giáo dục (hoặc cũng có thể gọi là mật thư ‘lừa đảo’):
Khi thấy ghi là mật thư ‘siêu khó’, mình và vài người nữa cắm đầu giải, té ra lại thấy không khó gì lắm, chỉ có điều bạch văn là:
- ‘Đồ ngu, mật thư này mà cũng giải’!
- ‘Chúc mừng cưng, cưng là người ngu nhất thế giới’!...
Ngoài ra, còn rất nhiều loại mật thư khác với chủ trương đánh đố, và đôi khi nặng nề hơn có vẻ như người ta đang ‘thách đấu’ với nhau trên mạng!
Lúc này, than ôi! yếu tố vui, yếu tố phấn khích và nhất là yếu tố giáo dục đã rủ nhau đi trốn mất hết rồi…
Vậy thì những ích lợi to lớn ban đầu của trò chơi mật thư còn đâu nữa?
Tuy nhiên những điều như mình đã nêu thì đa số chỉ thấy ở trên mạng, còn trong trò chơi lớn cụ thể (tức là người tham dự cụ thể, và cũng có người chịu trách nhiệm ra mật thư cụ thể) thì chưa hề thấy những chuyện tương tự!
Nhưng là một Huynh Trưởng trong Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể thì sao? Nhất là trong Hành trình Sa mạc, một phương thức giáo dục thiếu nhi đặc thù của Phong trào, mật thư cần phải được chấn chỉnh và phát huy thế nào?
III. MỘT VÀI Ý TƯỞNG
Cũng trong thời gian gần đây, và cũng trên mạng, nhất là những trang mạng có liên quan ít nhiều đến Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể, mình thấy bắt đầu xuất hiện nhiều những mật thư vẫn được gọi là ‘Mật thư Thánh Kinh’. Theo ý hướng chung, mật thư Thánh Kinh là những mật thư mang ít nhiều yếu tố Thánh Kinh trong đó… Những mật thư Thánh Kinh này cũng bắt đầu được sử dụng trong các Sa mạc Huấn luyện ở vài Giáo Xứ. Đây là một tín hiệu đáng mừng, một ý tưởng rất hay và độc đáo.
Tuy nhiên, cụm từ ‘yếu tố Thánh Kinh’ theo mình nghĩ vẫn còn là một phạm trù khá rộng, khá bao quát. Chỉ cần có chữ Chúa Giêsu, hay có chữ biệt phái, hay có chữ tông đồ, hay những chữ gì có trong Thánh Kinh… thì đã có thể được coi là có yếu tố Thánh Kinh, và thế là trở thành mật thư Thánh Kinh? 
Hơn nữa, khi điểm lược lại, thì một cách chung, các mật thư này (theo chủ quan mình nhận xét thì) vẫn còn mang ít yếu tố Thánh Kinh quá, cho dù là ‘yếu tố Thánh Kinh’ theo nghĩa rộng như đã nói ở trên.
Quay về với những lý thuyết căn bản của Phong trào, thì một trong những lý thuyết đó là ‘Phương pháp giáo dục’. Phong trào sử dụng một phương pháp giáo dục duy nhất dành cho thiếu nhi là ‘Phương pháp Giáo dục toàn diện’ tức bao gồm cả 2 phương diện: Tự nhiên và Siêu nhiên. Ở phương diện tự nhiên thì có các hình thức giáo dục như: Hàng Đội, Tiệm tiến, Hội họp, Sinh hoạt vui, vào Sa mạc; còn về phương diện siêu nhiên thì có các hình thức giáo dục như: Giờ Thánh Thể, Ngày Thánh Thể, Lãnh nhận Lời Chúa, Khung cảnh Thánh Kinh, Bầu khí Thánh Kinh. Các hình thức giáo dục cũng như các phương diện giáo dục này luôn kết hợp với nhau một cách rất hài hòa. Không khi nào chúng ta giáo dục thiếu nhi bằng hình thức này hay phương diện này mà không thấy bàng bạc hay rõ rệt trong đó phương diện kia hay những hình thức kia, và ngược lại…
Nhưng đặc biệt, chúng ta sẽ thấy rõ rệt nhất, khi sử dụng hình thức giáo dục ‘Vào Sa mạc’ thì trong đó bao gồm cả 2 phương diện giáo dục tự nhiên và siêu nhiên, tức là: trong Sa mạc, các Sa mạc sinh sẽ được giáo dục bằng cả 9 hình thức giáo dục còn lại: Hàng Đội, Tiệm tiến, Hội họp, Sinh hoạt vui, Giờ Thánh Thể, Ngày Thánh Thể, Lãnh nhận Lời Chúa, Khung cảnh Thánh Kinh và Bầu khí Thánh Kinh.
Mình muốn nói những điều ‘cũ rích’ này là nhằm đề cao và giải thích một chút lý do về tầm quan trọng của hình thức giáo dục ‘Vào Sa mạc’.
Vào Sa mạc còn quan trọng là vì, chỉ với hình thức giáo dục này, các Sa mạc sinh mới có cơ hội được sống trọn vẹn cùng với những anh chị em khác 4 ‘Lời Hứa’ của mình là: Cầu nguyện, Rước lễ, Hy sinh và làm Tông đồ, cùng với việc thông dự vào 4 nghi thức, là đỉnh cao của 4 ngày sống Lời Hứa đó: Chầu Thánh Thể, Lửa thiêng Thánh Thể, Hành trình Sa mạc và Được sai đi.
Chúng ta có thể thấy những nét đặc thù của Phong trào Thiếu nhi Thánh Thể trong nội dung cũng như hình thức của các nghi thức này so với các dạng thức của các tổ chức hay các nhóm khác (như lửa trại, trò chơi lớn…) Vậy thì nét đặc thù đó sẽ còn được tiếp tục tìm thấy trong Hành trình Sa mạc với những Mật thư Thánh Kinh, mang đậm nét Thánh Kinh, làm tăng giá trị của Khung cảnh Thánh Kinh và Bầu khí Thánh Kinh, không phế bỏ mà còn nâng cao tâm trạng sinh hoạt vui… đặc biệt nhất là mang tính giáo dục (siêu nhiên) cao độ cho Sa mạc Sinh.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra cho người chịu trách nhiệm soạn Hành trình Sa mạc, trước hết là phải học hỏi và tra cứu Thánh Kinh nhiều hơn, để trình bày Thánh Kinh theo dạng Hành trình Sa mạc được rành mạch và khúc chiết hơn. Sau đó khi soạn các Mật thư Thánh Kinh sẽ mang đậm tính Thánh Kinh hơn, để các Sa mạc sinh sau khi tham dự xong sẽ học được ít nhất một câu Thánh Kinh hay một bài học Thánh Kinh nào đó cụ thể, tâm đắc hơn.
IV. MỘT VÀI GỢI Ý
Ở đây mình không bàn đến ‘kỹ thuật’ sắp xếp, bố trí các Đội trong Hành trình Sa mạc (dạng xoay vòng hay dạng thẳng tiến…), mình chỉ muốn đóng góp một vài gợi ý nhỏ trong việc soạn một Mật thư Thánh Kinh mang đậm nét Thánh Kinh hơn và có tính Giáo dục siêu nhiên hơn thôi.
1. Chủ đề chính của Sa mạc.
Hẳn nhiên rồi, khi soạn một Hành trình Sa mạc, chắc chắn người soạn phải nắm rõ Chủ đề của Sa mạc Huấn luyện. Điều này có thể gặp trực tiếp Sa mạc Phó.
Giả sử chủ đề là ‘Vào Sa Mạc’ thì:
- Trong Cựu Ước, chúng ta có thể dựa trên hành trình 40 năm trong sa mạc của Dân Israel trong sách Xuất hành: bắt đầu bằng cuộc Vượt Biển Đỏ (Xh 14.5-15.20), Manna (Xh 16), Giao ước Sinai (Xh 20.1-21), con bò vàng (Xh 32), các khó khăn mà Dân gặp phải trên đường đi, như giao chiến với quân Amalek (Xh 17.8-16),…
- Trong Tân Ước, chúng ta có thể dựa vào trình thuật về 3 cơn cám dỗ mà ma quỷ đã dành cho Chúa Giêsu trong sa mạc sau 40 ngày Ngài ăn chay cầu nguyện (Mt 4.1-10; Lc 4.1-13)…
Cũng có đôi khi Sa mạc Phó lại muốn có một Hành trình Sa mạc theo niên lịch Phụng vụ vì đang sống trong mùa Phụng Vụ quan trọng, thí dụ như Mùa Chay hay Lễ Lá, chúng ta có thể soạn một Hành trình Sa mạc xung quanh trục là việc Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem (Mt 22) với 3 lần Ngài ‘phá bẫy việt vị’ của các nhóm: Pharisiêu thân với Herode về vấn đề nộp thuế (15-22), nhóm Sadoq về việc kẻ chết sống lại (23-33) và đám Luật sỹ về giới răn trọng nhất (34-40); hoặc các Chặng đàng Thánh Giá…
Có khi Sa mạc Phó lại muốn có một Hành trình Sa mạc trong đó khắc họa rõ nét hơn chân dung một nhân vật, như Thánh Gioan Tẩy Giả trong Mùa Vọng chẳng hạn, ta có thể lần tìm cuộc đời ngài trong Thánh Kinh, từ lúc ông Zacharie được truyền tin (Lc 1.5-25), rồi ngài được sinh ra, ngài vào sa mạc, rao giảng, rồi cái chết của ngài…
2. Mật thư Thánh Kinh.
Đương nhiên, khi đã có chủ đề chính của Sa mạc (như là giáo trình xuyên suốt) rồi, chúng ta sẽ bắt tay vào soạn từng mật thư cho từng chặng một (như là giáo án của từng bài học một), chúng sẽ ăn khớp với nhau, bổ sung cho nhau, nối tiếp nhau và xoay quanh chủ đề chính.
Đến đây, mình không nói nhiều về nội dung mật thư Thánh Kinh nữa, nhưng sẽ nói sơ lược về hình thức của các mật thư Thánh Kinh mà chúng ta sẽ soạn, đặc biệt là chú ý đến ‘Khóa’.
 
a)Thí dụ, chúng ta làm một mật thư như sau:
TCYALR   CDBDIOMOCITJ   APGHCAQIZR   RDPDLEFEUNCS
OGMARWGPSJ   LVUIXJ   CLIUYAVASTNJ   BSVYUX
ADQDTEHEIR   GTBRHAUNCH   VLIUOAPAKNTJ   RVIESEHF
DCIAMCTS   BGKILOHWSITS   PRIANWON.
On: Mt 24.40
 
Đây là một mật thư tương đối dễ, vì trước tiên chúng ta không có ý định đánh đố các em, nhưng muốn giáo dục các em, giúp các em là chủ yếu.
Chắc chắn rằng, việc đầu tiên, với Khóa giải là Mt 24.40 chúng ta giúp các em nhớ luôn luôn mang theo sách Thánh Kinh, ngay cả trong hành trình Sa mạc. Nói cách khác, tạo một tiền lệ cho Hành trình Sa mạc sẽ là không thể thiếu sách Thánh Kinh (Tân Ước), ít nhất mỗi Đội phải mang theo 1 cuốn.
Thứ hai, mình muốn giúp các em (mà cũng là các em giúp nhau) biết cách mở sách Thánh Kinh.
Thứ ba, với Khóa giải như thế, các em sẽ rất háo hức muốn biết câu Mt 24.40 nói gì…
Mở ra, các em sẽ đọc thấy ‘Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại’. Chắc chắn rằng các em sẽ biết ngay phải bỏ đi một mẫu tự và chỉ lấy một mẫu tự… Khi giải ra, các em sẽ thấy một yêu cầu cụ thể cũng mang đậm tính Thánh Kinh mà trước đó chúng ta đã nói sơ lược lúc bắt đầu Hành trình Sa mạc:
CẢ ĐỘI PHẢI ĐẾN GẶP VỊ LUẬT SỸ ĐỂ TRANH LUẬN VỀ CÁC GIỚI RĂN.
Sau Hành trình Sa mạc đó, chắc chắn ít nhất cũng có được vài Sa mạc sinh sẽ thuộc lòng được một câu Thánh Kinh, đó là câu Khóa Mt 24.40:‘Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại’.
Và nếu khá hơn sẽ có em nhớ được nó nằm trong loạt bài giảng của Chúa Giêsu về ngày phán xét cùng tận.
Hoặc nói về ngày quang lâm, các em có thể nhớ được thánh Matthêô nói trong đoạn 24 v.v…
Như vậy, mình sẽ ‘dạy’ các em được nhiều hơn trong hình thức giáo dục Vào Sa mạc, vẫn rất vui đối với các em, nhưng lại rất thắm đượm bầu khí Thánh Kinh cũng như Khung cảnh Thánh Kinh mà các em đang chìm vào.
b)Cũng có thể dùng Khóa này cho những mật thư viết ra hẳn thành từng từ, thí dụ:
HOWIX  ANH CHIJ  EM,  TA  HAYX  CUWS  DDI  LUIF,  TOWIS  KHI  GAWPJ  NAWM  OONG  BANJ  LUAATJ  SUW  SYX  DIEENJ…
On: Mt 24.40
(Bạch văn: ANH EM, HÃY ĐI TỚI GẶP ÔNG LUẬT SỸ…)
Cũng có thể, với kiểu thức bỏ 1 lấy 1 như thế, chúng ta sử dụng câu Mt 24.41 làm Khóa (hai người đàn bà đang kéo cối xay, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại), hay Lc 17.34: (Thầy nói cho anh em biết: đêm ấy, hai người đang nằm chung một giường, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại); hay Lc 17.35: (Hai người đàn bà đang cùng nhau xay bột, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại); hoặc Lc 17.36: (Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại)
c)Hay khác hơn chút xíu, chúng ta muốn bỏ 5 lấy 5, câu Thánh Kinh được chọn sẽ là Mt 25.2 trong dụ ngôn 10 cô trinh nữ đi đón chàng rể, ‘trong 10 cô đó thì có 5 cô dại và 5 cô khôn’ chẳng hạn.
d)Hoặc nếu chúng ta muốn bỏ 9 lấy 1 (lấy ‘chữ’ thứ 10), câu Thánh Kinh được chọn sẽ có thể là câu Lc 17.17-18:Đức Giêsu mới nói: "Không phải cả mười người đều được sạch sao? Thế thì chín người kia đâu? Sao không thấy họ trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này? "nói về việc cả 10 người phong cùi đều được Chúa chữa cho lành sạch, nhưng chỉ có 1 người (Samari) quay lại tạ ơn và tôn vinh Thiên Chúa với Đức Giêsu.
e)Hoặc nếu chúng ta muốn cách giải là bỏ 11 lấy 1 thì ta cần chọn câu Lc 24.13: ‘Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmaus, cách Giêrusalem chừng mười một cây số’…
f)Ngoài ra, với mật thư trên, nếu trường hợp dành cho các em ngành Nghĩa hay Dự Trưởng (các em lớn), chúng ta có thể nâng mức độ khó lên một chút bằng cách sẽ ghi ‘Khóa’ là: ‘Hãy đi một đoạn đường bằng khoảng cách từ thánh đô Giêrusalem về đến làng Emmaus (x.Lc 24.13)’
g)Hoặc nếu cách giải là phân ra thành từng cụm 3 mẫu tự (hoặc 3 từ), chỉ lấy 1 ở giữa và bỏ 2 mẫu tự (hoặc 2 từ) ở 2 bên thì Khóa ta sẽ dùng là: Mt 27.38, Mc 15.27, Lc 23.33, Jn 19.18 (nói về việc Chúa Giêsu bị đóng đinh ở giữa 2 người trộm cướp, một người bên phải và một người bên trái Chúa…)
h)Hay với các mật thư dạng ‘má phải má trái’ như sau:
-  IES EF UWG DON   GOD SNOH EV NET                    
-  nuowcs truowcs ddoocj   cos phias nguoonf
chúng ta có thể sử dụng Khóa là Mt 5.39 (Còn Thầy, Thầy bảo anh em: đừng chống cự người ác, trái lại, nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả má bên trái ra nữa), hoặc Lc 6.29 với ý nghĩa tương đương (Ai vả anh má bên này, thì hãy giơ cả má bên kia nữa).
Khi trong Đội có mang theo sách Thánh Kinh và biết mở sách Thánh Kinh, đọc và suy nghĩ thật kỹ câu Thánh Kinh được dùng làm Khóa, các em sẽ dịch các mật thư trên là:
-  TIẾN VỀ HƯỚNG ĐÔNG                    
-  nguồn nước phía trước có độc
i)Hay với loại mật thư có khóa ‘NHA TRANG’, ta cũng có thể dùng một câu Kinh Thánh nào đó mà chỉ nói riêng biệt một địa danh hay một nhân vật nào đó thay vào, chẳng hạn như Jn 2.12 (với ý là CAPHACNAUM), hay câu Lc 2.45 (với ý là GIÊRUSALEM), hay là câu Lc 19.1 (với ý là GIÊRIKHÔ), Mt 2.17 (với ẩn ý là GIÊRÊMIA), hay câu Mc 2.26 (ý là ABIATHA) hoặc toàn bộ bài ca ngợi khen (Lc 1.46-55) với ý là từ MAGNIFICAT hoặc toàn bộ bài ca chúc tụng (Lc 1.68-79) với ngầm ý khóa giải mật thư là BENEDICTUS…
j)Hay với dạng mật thư mà chúng ta muốn các em đọc theo kiểu trên dưới - trái phải (tức là theo hình thánh giá), chúng ta có thể cho các em Khóa là Mt 28.19 (Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần); hoặc các câu Mt 10.38, Mt 16.24; Mc 8.34, và Lc 9.23, Lc 14.27… với hàm ý là câu nói của Chúa Giêsu: ‘Ai không vác thập giá mình mà theo Thầy, thì không xứng với Thầy’.
k)Còn với dạng mật thư mà ta muốn các em phải đọc theo thứ tự từ trên xuống dưới rồi lại từ dưới lên trên như thí dụ sau đây, ta có thể ghi khóa là 2Cor 11.7(Phải chăng tôi có lỗi, vì đã hạ mình xuống để tôn anh em lên…), hay là câu Jac 4.10 (Anh em hãy hạ mình xuống trước mặt Chúa và Người sẽ cất nhắc anh em lên):MAT THU
Bạch văn:
CẢ ĐỘI PHẢI NHANH CHÂN TÌM ĐẾN NHÀ BÀ CỤ TÊN LÀ ISAVE
Theo hướng ngược lại, nếu ta muốn các em phải đọc từ dưới lên rồi mới từ trên xuống, có thể chọn câu Lc 19.4-6 (nói về chuyện ông Zachéo trèo lên cây để nhìn Chúa Giêsu, rồi  sau khi được Chúa gọi, ông lại tuột xuống…), hoặc nếu muốn ‘làm khó’ các em tý xíu bằng cách phải đọc kiểu lên xuống rồi xuống lên, ta dùng câu Lc 14.11 hoặc câu Lc 18.14b làm Khóa (Hai câu này có cùng một ý nghĩa: ‘Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên’)
l)Trước đây dạng mật thư được cải biên từ morse cũng rất được phổ biến và thịnh hành như loại số học (số lẻ số chẵn) hay loại địa hình (đồi núi) hoặc loại nốt nhạc (nốt đen nốt trắng)… tại sao chúng ta không thể thay những tín hiệu âm thanh tíc và te hay các ký hiệu chấm và gạch của morse bằng các ký tự như C (chiên) và D (dê) trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu đã kể trong Mt 14.31-46 hay các ký tự khác như Ch (chiên) và S (sói) trong Mt 7.15 nhỉ?
Thí dụ: CCCD  C  C  CCDC  CDCC  C  C  CCD  CCDC   DC  DDC  CD  DCDD (VỀ LỀU NGAY)
Hoặc:   SSSS  SCh  ChSChCh  ChSSCh  ChS  SSSS  SCh  SChCh Ch  SChChCh  ChCh  SCh  ChS  ChS  SCh   (HÃY NHẶT MANNA)
m)Thậm chí ngay cả câu Mt 7.15 (Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi) nói trên cũng có thể dùng làm Khóa cho dạng mật thư thay thế C=S.
n)Trong hệ thống mật thư ẩn giấu, trước đây cũng có nhiều người sử dụng mực ‘vô hình’ (còn gọi là âm bản). Mật thư chỉ hiện ra khi ta hơ tờ giấy có chứa bản tin trên ngọn lửa, nếu mật thư được viết bằng nước ép một số trái cây có chứa nhiều acid (như cam, chanh, đào…) hoặc nước coca-cola, mật ong, sữa, sáp (đèn cầy, nến), nước phèn, hoặc một số hóa chất khác… Có khi phải đem nhúng nước thì bản tin mới hiện ra nếu được viết bằng nước xà-bông, huyết thanh, nước tinh bột (như nước cơm, nước chè đậu, nước cháo), và một số hóa chất khác…
Với các loại mật thư này chúng ta có thể dễ dàng sử dụng Khóa Thánh Kinh để gợi ý cho các em hoặc các Sa mạc sinh của chúng ta như:
- Gợi ý hơ lửa:
On: Lc 12.49: (Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên) hoặc:
On: 1Cor 3.13b: (Nhưng công việc của mỗi người sẽ được phơi bày ra ánh sáng.Thật thế, Ngày của Chúa sẽ cho thấy công việc đó, vì Ngày ấy tỏ rạng trong lửa; chính lửa này sẽ thử nghiệm giá trị công việc của mỗi người)…
- Gợi ý nhúng nước:
On: Mc 1.9-10: (Hồi ấy, Đức Giêsu từ Nazareth miền Galile đến, và được ông Gioan làm phép rửa dưới sông Jordan. Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như chim bồ câu ngự xuống trên mình) hoặc:
On: Jn 9.7: (rồi bảo anh ta: ‘Anh hãy đến hồ Siloac mà rửa’ Siloac có nghĩa là ‘người được sai phái’. Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được) hoặc:
On: Jn 9.11b: (Anh ta trả lời: Người tên là Giêsu đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: Anh hãy đến hồ Siloac mà rửa. Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy).
o)Còn dạng khóa đơn giản là ‘chặt đầu, được ngọc’ với ẩn ý là bỏ ký tự đầu (chặt đầu) và đọc ngược chữ (được ngọc), mà hầu như ai cũng biết, chúng ta cũng có thể dùng ‘khóa kép’ là hai câu Thánh Kinh sau đây: Mt 14.10(Vua sai người vào ngục chặt đầu ông Gioan)hoặc câu Mc 6.27b(Lập tức, vua sai thị vệ đi và truyền mang đầu ông Gioan tới. Thị vệ ra đi, chặt đầu ông ở trong ngục); và câu Mc 1.46 (Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy).
p)Nói đến chữ ‘kép’ mình chợt nhớ đến một vài dạng ‘mật thư kép’. Có 3 loại mật thư kép: loại bản tin kép, loại khóa giải kép và loại cả bản tin kép lẫn khóa giải kép. Loại bản tin kép có nghĩa là phải có từ 2 (hay nhiều) bản tin (nhưng chỉ với một khóa giải) thì bản tin mới đủ nghĩa; ngược lại, loại khóa giải kép là loại chỉ với một bản tin nhưng phải có 2 (hay nhiều) khóa mới giải được. Loại còn lại thì khó hơn, phải có 2 (hay nhiều) khóa và bản tin.
V. GIẢI TRÍ CHO VUI
Ở đây mình có vài mật thư nho nhỏ, rất rất dễ, gửi đến những Huynh Trưởng, và ngay cả các em thiếu nhi có hứng thú, kèm theo gợi ý bạch văn, chủ yếu là… giải trí:
 
1. Bản tin và Khóa:
 
a-ONUWFEBJOPVOTYGOIDOIFWDFWUNAFAJONIXSIOGNC
      On: Mt 5.39b
b-Mong nhiều lắm những kẻ nịnh bợ đứng trên hai đầu gối mình sẽ có ngày phải bị ném xuống vực sâu hàng trăm mét chót cùng tận và thêm rất nhiều rất nhiều kẻ chỉ dám đứng ở đáy chót vực sâu sẽ chẳng hề được cứu vớt lên dù đầu hàng vẫn chém đầu bỏ.
      On: Lc 23.33
c-YTLHIAEASYPF  PLIASF  DDIDUARAQNTGES
HKLYETNOSO  PCEOIN  STIHUIOELETN  KCPHMUIARS 
KHIATWCNOGEF  PSKOLOPNTGUS
On: Lc 17.36
d-  QY  SEI  JQY  JXYV  XQON  DWXU  TTYUUKV  JXQQDV
AXYI  DEYI  LEMYI  SQSI  XEEYZ  JXQDXI
On: Mt 7.15
e- 
khi
thấy
Nước
Thiên
Chúa
trước
số
người
mặt
chết
trong
Thầy
bảo
phải
em
anh
thật
đây
không
sẽ
kẻ
những
 
 
 
 
 
 
 
 
 
On: Mt 12.34b
f-  
Chẳng
ai
vải
như
đã
cũ,
thêm.
lấy
mới
áo
vậy,
khiến
Cũng
bầu
cũ,
miếng
vào
chỗ
không
da
sẽ
sẽ
rách
ai
cũ,
làm
rượu
mới
kéo
lại
đổ
nứt
cũng
cũng
vải
càng
rượu
như
bầu,
mất
hư.
mới
rách
mới
vậy,
thế
Nhưng
bầu
phải
vào
rượu
bầu
rượu
cũng
mới.
Hết.
 
 
 
 
 
 
 
 
On: Jac 5.18
g-CVJDLXU  SSPM  SSTTCH  CWPU  BXCWU,  CWJLCV
CVJDLXU  CWPU  RWPLCVG  RWXJY  SSDCH  CWPPCY 
On: Lc 11.11
h-CR  CC  RCRC  RRR  CCC  R  CR  CC  R  CCCC  CC
CCRC  RC  RRC  CCCC  C
On: Lc 11.11
i-   iô nê mô ôh ôr   ir Sô nô nP nP ôê Sh   nr mr Sô mô Sh   ir Sô nô mr
On: Mc 3.16
j-     1. NAAEAO      7. CTLTIJC  10. BLFGDG   2. GWTESD
        9. EFOWGA   11. IETUUS       6. TGLSWU   8. URANTHS
      12. HSUSFCH   4. AFANRN    5. EEOONC   3. SNJUUD
On: Lc 2.29-32
k-
 
l-  
Bạn
đã
từng
đến
Các
điểm
du
lịch
nổi
tiếng
chưa?
Như
Sân
Thượng
của
vua
Bỉ
hay
vài
nơi
khác
như
Tế
Đàn
dành
cúng
tế
trời
đất,
thần
linh
nhất
nơi
đã
thủ
tiêu
Đức
Giêsu
 
họ
sợ
dân
bị
SIDA
hoặc
Thần
Kinh
trà
trộn
vào
làm
hại.
Nhóm
Giáo
người
Nhật
với
kỹ
thuật
tối
tân
đã
tìm
ra
loại
kịch
độc
để
ngăn
ngừa.
Làm
cách
nào
bạn
đến
được?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
On: Gal 6.14
m-SHUNGC  AT  JAIL  SOC  JOOTM  JIV  WUT  SEET  OAC  JRONGT  SDUWNGD  FDAAUD  FHAN  NHIEET  SHUAC
On: Mc 10.31
n-  HPGO  JATB  AJAILW  TSOCS  CJOOTMA  CJIVS  TWUTO  OSEETN  GOACD  DJRNGTO  OSDUWNGDF,  NDAAUDH  OFHANO  TNHIETS  VSHUACA  OMGKF  NFDSYH  ATXGF  THCDJU  FHFVC  OSDFYO  NRQRHG  CFGIGO  ODVIVBN  GFGHGJ
On: Kh 22.13
o-
 
p-  GVAFO  TCHOH  UTAJ  ACHAWNGRA
      LCONFW  DSOWJN  DHAIXC
      On: Dt 7.3
q-  ‘khiêm thần’ phần trong váo người (Lc 1.24)
và làm chiến thị những (Mc 8.5)
Đừng ‘sùng cho thăng; kiến suy (Mt 5.18)
nhường’ mà thưởng những vì phàm (Lc 13.14)
cớ thiên mất đắm vênh lối (Jn 4.35a)
ai kính anh họ của tưởng (Mt 22.40)
viện các em chìm mình, theo (Mc 8.2)
On: Lc 12.7a
 
2. Gợi ý bạch văn:
       
a-Mt 17.22b
b-Mt 19.30
c-  Mt 16.16b 
d-  Kh 3.22 
e-  Lc 9.36 
f-   Mc 2.21-22 
g-  Jn 1.11
h-  Mt 11.15
i-    Mc 3.15
j-    1Tm 1.8
k-  Rm 4.8
l-    Lc 22.2
m-Dt 10.21
n-  Cv 5.18
o-  Lc 1.54
p-  Lc 2.74
q-  Col 2.18
 
3. Gợi ý cách giải:
       
a-On: Mt 5.39b: ‘…nếu bị ai vả má bên phải, thì hãy giơ cả bên trái ra nữa’
* Theo thứ tự: Mẫu tự đầu tiên bên phải rồi mẫu tự đầu tiên bên trái; Mẫu tự thứ hai bên phải rồi mẫu tự thứ hai bên trái; Mẫu tự thứ ba bên phải rồi mẫu tự thứ ba bên trái…; cho đến khi hết chuỗi mẫu tự.
b-On: Lc 23.33: ‘Khi đến nơi gọi là Đồi Sọ, họ đóng đinh Người vào thập giá, cùng lúc với hai tên gian phi, một tên bên phải, một tên bên trái’
* Chỉ lấy từ ở giữa cụm 3 từ:
Mong nhiều lắm / những kẻ nịnh / bợ đứng trên / hai đầu gối mình sẽ có / ngày phải bị / ném xuống vực / sâu hàng trăm mét chót cùng / tận thêm / rất nhiều rất / nhiều kẻ chỉ dám đứng ở / đáy chót vực / sâu sẽ chẳng / hề được cứu vớt lên dù / đầu hàng vẫn / chém đầu bỏ.
c-On: Lc 17.36: ‘Hai người đàn ông đang ở ngoài đồng, thì một người sẽ được đem đi, còn người kia bị bỏ lại’
      * Bỏ một và lấy một (mẫu tự) / Dạng phân số 1/1
YTLHIAEASYPF  PLIASF  DDIDUARAQNTGES
HKLYETNOSO  PCEOIN  STIHUIOELETN  KCPHMUIARS
KHIATWCNOGEF  PSKOLOPNTGUS
d-  On: Mt 7.15: ‘Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi’
* Mật thư thay thế. Bản tin đã thay C=S:
A   B   C   D   E   F   G   H    I    J   K   L   M
Q   R   S   T   U   V   W   X   Y   Z   A   B   C
N   O   P   Q   R   S   T   U   V   W   X   Y   Z      
      D   E   F   G   H    I    J   K   L    M   N   O   P
e-  On: Mt 12.34b: ‘…vì lòng có đầy, miệng mới nói ra’
      * Bản tin phải được đọc theo dạng trôn ốc (Cổ Loa thành):
      Bắt đầu từ chữ ở giữa (Thầy), rồi qua phải (bảo), rồi xuống dưới (thật), rồi qua trái (anh em), rồi lên trên (trong số), rồi lại qua phải (người có mặt)… cho đến hết.
Khi
thấy
Nước
Thiên
Chúa
trước
số
người
mặt
chết
trong
Thầy
bảo
phải
em
anh
thật
đây
 không
sẽ
kẻ
 những
 
 
 
 
 
 
 
 
f-   On: Jac 5.18: ‘Rồi ông lại cầu xin, thì trời liền mưa xuống và đất đã trổ sinh hoa trái’.
      * Mật thư mưa rơi. Đọc bản tin theo chiều hạt mưa…
        (Bắt đầu từ chữ trên cùng bên trái, tiến dần qua phía phải, theo chiều trên xuống + phải qua).
Chẳng
ai
vải
như
đã
cũ,
thêm.
lấy
mới
áo
vậy,
khiến
Cũng
bầu
cũ,
miếng
vào
chỗ
không
da
sẽ
sẽ
rách
ai
cũ,
làm
rượu
mới
kéo
lại
đổ
nứt
cũng
cũng
vải
càng
rượu
như
bầu,
mất
hư.
mới
rách
mới
vậy,
thế
Nhưng
bầu
phải
vào
rượu
bầu
rượu
cũng
mới.
Hết.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
g-On: Lc 11.11: ‘Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin , thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó?’
* Mật thư thay thế. Bản tin đã thay C=R:
A   B   C   D   E   F   G   H    I    J   K   L   M
P   Q   R   S   T   U   V   W   X   Y   Z   A   B  
N   O   P   Q   R   S   T   U   V   W   X   Y   Z      
      C   D   E   F   G   H    I    J   K   L    M   N   O  
h-On: Lc 11.11: ‘Ai trong anh em là một người cha, mà khi con xin , thì thay vì cá lại lấy rắn mà cho nó?’
      * Bản tin được cải biên từ morse: Cá (C)= Tíc, Rắn (R)= Te
i-   On: Mc 3.16: ‘Người lập Nhóm Mười Hai và đặt tên cho ông SimônPhêrô
* Mật thư tọa độ. Cần lập bảng 5X5 (Simôn X Phêrô):   
 
S
i
m
ô
n
P
A
B
C
D
E
h
F
G
H
I
J
ê
K
L
M
N
O
r
P
Q
R
S
T
ô
U
V
W
X
Y
j-   On: Lc 2.29-32
      * Đây là loại mật thư (vẫn gọi là) ‘NHA TRANG’, nhưng Khóa giải đã được ‘Rửa tội’ bằng Bài ca ‘An Bình Ra Đi’ của ông cụ Simeon tiên tri, còn được gọi là NUNC DIMITTIS. Đây chính là Khóa giải.
      Cách giải như sau:
      - Bước 1: Đánh số thứ tự các mẫu tự của khóa theo thứ tự alphabet, nếu một mẫu tự xuất hiện nhiều lần thì ưu tiên cho mẫu tự đứng trước:
N    U    N   C    D     I    M      I      T      T      I     S
7   12   8    1    2    3     6     4     10   11    5     9
      - Bước 2: Đặt tất cả các nhóm mẫu tự vào đúng vị trí số thứ tự của nó (theo chiều dọc). Thí dụ như:
      Nhóm 1 (NAAEAO) được đặt theo chiều dọc dưới chữ C; nhóm 6 (TGLSWU) được đặt theo chiều dọc dưới chữ M
      - Bước 3: Đọc bạch văn theo chiều ngang từ trên xuống dưới một cách bình thường.
k-On: Lc 16.23: ‘Dưới âm phủ, đang khi chịu cực hình, ông ta ngước mắt lên, thấy tổ phụ Abraham ở tận đàng xa, và thấy anh Lazaro trong lòng tổ phụ’.
      * Đây là mật thư ‘dễ ơi là dễ’. vấn đề là ở chỗ có chú ý đến từ ngước mắt lên trong Khóa hay không. Chỉ cần ngước mắt lên (tức là đọc từ dưới lên) là xong thôi.
l-   On: Gal 6.14: ‘Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì, ngoài thập giá Đức Giêsu Kytô, Chúa chúng ta! Nhờ thập giá Người, thế gian đã bị đóng đinh vào thập giá đối với tôi, và tôi đối với thế gian’
      * Trong Khóa đã nhắc từ ‘thập giá’đến 3 lần…
Bạn
đã
từng
đến
Các
điểm
du
lịch
nổi
tiếng
chưa?
Như
Sân
Thượng
của
vua
Bỉ
hay
vài
nơi
khác
như
Tế
Đàn
dành
cúng
tế
trời
đất,
thần
linh
nhất
nơi
đã
thủ
tiêu
Đức
Giêsu
 
họ
sợ
dân
bị
SIDA
hoặc
Thần
Kinh
trà
trộn
vào
làm
hại.
Nhóm
Giáo
người
Nhật
với
kỹ
thuật
tối
tân
đã
tìm
ra
loại
kịch
độc
để
ngăn
ngừa.
Làm
cách
nào
bạn
đến
được?
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
m-On: Mc 10.31: ‘Quả thật, nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, còn những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu’.
* Đơn giản thôi: hoán đổi mẫu tự cuối lên đầu và mẫu tự đầu xuống cuối.
n-  On: Kh 22.13: ‘Ta là Alfa và Oméga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng’.
* Chỉ lấy mẫu tự đầu và mẫu tự cuối trong mỗi nhóm mẫu tự thôi. Ráp lại ta sẽ có bạch văn.
o-  On: Jn 1.10: ‘Người ở giữa thế gian, và thế gian đã nhờ Người mà có, nhưng lại không nhận biết Người’.
* Chỉ lấy mẫu tự ở giữa trong mỗi nhóm mẫu tự thôi. Ráp lại ta sẽ có bạch văn.
p-  On: Dt 7.3: ‘Ông không có cha, không có mẹ, không có gia phả, cuộc đời không có khởi đầu, cũng không có kết thúc. Như thế là ông giống Con Thiên Chúa: mãi mãi ông vẫn là tư tế’
* Bỏ mẫu tự đầu và mẫu tự cuối trong mỗi nhóm mẫu tự.
q-  On: Lc 12.7a: ‘Ngay đến tóc trên đầu anh em cũng được đếm cả rồi’.
     * Với mật thư này, chúng ta phải mở đến 8 lần để tìm 8 câu Thánh Kinh. Nhưng khi mở câu Thánh Kinh đầu tiên là Khóa, chúng ta cần chú ý đến từ đếm!
      Nếu chúng ta tiếp tục chịu khó mở 7 đoạn Thánh Kinh còn lại (để vừa học hỏi luôn) sẽ thấy nổi bật trong đó là các số đếm, từ số một đến số bảy. Cụ thể là:    
-   Lc 1.24: ‘Ít lâu sau, bà Élizabeth vợ ông có thai, bà ẩn mình năm tháng’.
-   Mc 8.5: Người hỏi các ông: ‘Anh em có mấy chiếc bánh?’ Các ông đáp: ‘Thưa có bảy chiếc’.
-   Mt 5.18: ‘Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì mộtchấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành’.
-   Lc 13.14b: ‘Ông lên tiếng nói với đám đông rằng: ‘Đã có sáu ngày để làm việc, thì đến mà xin chữa bệnh những ngày đó, đừng có đến vào ngày sabbat’!’
-   Jn 4.35a: ‘Nào anh em chẳng nói: Còn bốn tháng nữa mới đến mùa gặt?’
-   Mt 22.40: ‘Tất cả Luật Mose và các sách ngôn sứ đều tùy thuộc vào hai điều răn ấy’.
-   Mc 8.2: ‘Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy đã ba ngày rồi mà không có gì ăn’.
Như vậy, các nhóm từ đã được đánh số thứ tự bằng các câu Kinh Thánh.
Bước tiếp theo, gần giống mật thư j- ở trên, chúng ta sắp xếp theo chiều dọc các nhóm từ theo thứ tự từ một đến bảy (từ trái qua phải). Sau đó đọc bình thường…
* Địa chỉ điện thư: duyan068@yahoo.com
Tác giả bài viết: Duy-an
Nguồn tin: www.tnttvn.com